4 bước quy trình vận hành cầu trục dầm đơn dầm đôi

Quy trình vận hành cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi về cơ bản tương tự nhau. Quy trình cần phải được thực hiện tuần tự theo từng bước nhằm đảm bảo an toàn và hiệu suất làm việc. Hãy cùng tìm hiểu 4 bước cơ bản trong quy trình vận hành cầu trục qua bài viết dưới đây nhé!

Bước 1 – Kiểm tra trước vận hành cầu trục

- Cầu trục trước khi hoạt động cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng. Quy trình vận hành cầu trục Quá trình này yêu cầu kỹ thuật viên phải kiểm tra các chi tiết, bộ phận của cầu trục. Cụ thể:

Kiểm tra và kiểm định cầu trục 3 tấn HKD

Kiểm tra và kiểm định cầu trục đơn 3 tấn

+) Thiết bị phải được kiểm định và dán tem kiểm định còn thời hạn.

+) Trang thiết bị bảo hộ phải được trang bị đầy đủ cho công nhân kỹ thuật viên thực hiện công việc.

+) Bộ phận tải nâng, cấu trúc kim loại, móc cẩu, pa lăng không có dấu hiệu hư hỏng.

+) Các bộ phận quan trọng bao gồm cấu trúc kim loại, phanh cầu trục phải đảm bảo không bị hư hỏng, không bị hao mòn.

+) Kiểm tra nguồn điện và các thiết bị hỗ trợ khác.

Cầu trục treo kiểm tra trước khi kiểm định

Kiểm tra tĩnh trước khi kiểm định cầu trục treo đơn 2 tấn

- Các bộ phận cần phải được đảm bảo an toàn trước khi cầu trục chính thức hoạt động. Trong trường hợp thiết bị cầu trục có dấu hiệu hư hỏng thì kỹ thuật viên cần phải thông báo với cá nhân chịu trách nhiệm để mua thiết bị thay thế. Trường hợp cầu trục có dấu hiệu bất thường phải tiến hành kiểm định an toàn trước thời hạn.

Bước 2 – Móc tải

- Trong quy trình vận hành cầu trục, móc tải là một bước quan trọng. Người chịu trách nhiệm móc tải cần phải sử dụng móc tải để nâng hàng hóa, vật nặng. Khi móc tải cần phải đảm bảo tâm tải và pa lăng nằm trên một phương thẳng đứng với trường hợp dùng pa lăng đơn.

- Nếu cầu trục sử dụng 2 pa lăng thì khi nâng tải cần đảm bảo cả 2 pa lăng cũng như thiết bị nâng tải có thể chịu được tải trọng của vật nặng, hàng hóa cần nâng. Lưu ý cầu trục chỉ được phép hoạt động khi thiết bị mang tải trong tình trạng an toàn, tải trọng đáp ứng được trọng lượng của hàng hóa, vật nặng.

Móc cẩu tải của Pa lăng cầu trục treo dầm đơn 2 tấn

Móc cẩu tải cầu trục dầm đơn 2 tấn

 

Móc cẩu tải tải cầu trục dầm đôi 5 tấn HKD

Móc cẩu tải 5 tấn cầu trục dầm đôi 5 tấn

- Nếu như cầu trục có tải trọng nhỏ hơn so với trọng lượng của hàng hóa thì buộc phải tiến hành giảm tải để đảm bảo an toàn. Khi thực hiện quy trình vận hành cầu trục cần phải chắc chắn trọng lượng của vật được nâng. Khi đang treo tải trên móc không được rời khỏi vị trí điều khiển. Nếu tạm dừng công việc vì bất cứ lý do gì cũng phải thực hiện hạ tải.

Bước 3 – Nâng và di chuyển tải

- Toàn bộ quá trình nâng và di chuyển hàng hóa được thực hiện thông qua điều khiển cầu trục từ xa hoặc điều khiển cầu trục gắn liền dây. Điều khiển có các nút bấm cơ bản bao gồm khởi động – tạm dừng, di chuyển lên theo các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc,  di chuyển lên xuống.

- Toàn bộ quy trình vận hành cầu trục cần phải thực hiện với tốc độ chậm để hạn chế tác động của vật nặng lên dây cáp khiến dây cáp căng quá mức. Kỹ thuật viên chỉ nên nâng tải ở độ cao khoảng 20-30 cm so với mặt sàn. Khi nâng tải thấy không có dấu hiệu bất thường thì mới có thể di chuyển tải.

Cẩu tải và di chuyển tải của cầu trục dầm đôi 7.5 tấn

Cẩu và di chuyển tải cầu trục dầm đôi 7.5 tấn HKD

- Ngược lại, nếu có dấu hiệu bất thường khi nâng tải thì phải hạ tải để kiểm tra lại. Tốc độ nâng tải phải đều để tránh gây shock cáp. Mặt khác kỹ thuật viên phải chú ý để dây cáp không bị cuốn với nhau. Khi di chuyển tải cần đảm bảo tốc độ chậm để tránh vật nặng đong đưa trên không trung gia tăng lực căng cho dây cáp.

- Trong quá trình di chuyển tải cần tránh không di chuyển hàng hóa qua đầu người, không đứng giữa tải và những vật chướng ngại. Nếu hàng hóa, vật nặng di chuyển ở độ cao trên 1 mét thì phải điều hướng. Tiêu chí quan trọng nhất trong quy trình vận hành cầu trục là phải đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu.

Bước 4 – Hạ tải

- Bước cuối cùng là hạ tải. Khi hàng hóa đã được di chuyển đến vị trí mong muốn thì kỹ thuật viên có thể tiến hành hạ tải. Về cơ bản thì bước hạ tải thực hiện tương tự với khi nâng tải. Tức là kỹ thuật viên phải hạ tải từ từ. Chỉ khi hàng hóa đã hạ xuống thấp dưới 50 cm so với mặt sàn thì mới được phép tiến lại gần.

- Hàng hóa được hạ vào đúng vị trí đã định và ổn định, không dao động, chắc chắn thì mới được tháo móc, tháo cáp treo. Trong quá trình hạ tải tốc độ cần phải đều đều, không được dừng đột ngột gây shock dây cáp. Mặt khác khi di chuyển tải mà gặp tình huống dừng làm việc hay phát hiện hư hỏng cũng cần phải sớm hạ tải.

Hạ tải cầu trục dầm đôi 5 tấn HKD

Công tác hạ tải cầu trục dầm đôi 5 tấn tại HKD

- Đặc biệt là khi mất điện bất ngờ khi đang trong quy trình vận hành cầu trục thì kỹ thuật viên phải dừng lại để tránh gây mất an toàn. Sau khi hạ tải và không sử dụng nữa thì phải tắt nguồn điện, đặt thiết bị điều khiển vào nơi khô ráo, an toàn, dễ thấy để phục vụ lần sử dụng tiếp theo.

Toàn bộ quy trình vận hành cầu trục phải tiến hành theo tiêu chí an toàn để bảo vệ người và vật. Hy vọng thông tin bài viết đã có ích với Quý vị.

Bài viết liên quan
0973 72 8693
0973 72 8693