4 sai lầm nghiêm trọng khi vận hành cầu trục

Vận hành cầu trục yêu cầu phải thực hiện nghiêm ngặt từng bước nhằm đảm bảo an toàn cho kỹ thuật viên điều khiển và hàng hóa. Trong quá trình vận hành thiết bị, kỹ thuật viên cần lưu ý tránh 4 sai lầm nghiêm trọng. Những sai lầm đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu với HKD qua bài viết dưới đây nhé!

Sai lầm do cẩu quá tải

- Sai lầm đầu tiên khi vận hành cầu trục mà không ít công nhân, kỹ thuật viên điều khiển mắc phải là cẩu quá tải. Cầu trục là thiết bị nâng hạ, di chuyển vật nặng hoạt động theo chu kỳ. Mỗi thiết bị khi được sản xuất và lắp đặt đều được quy định rõ về tải trọng.

nâng tải với thiết bị cổng trục đẩy tay

Nâng hạ tải với thiết bị cổng trục đẩy tay HKD

- Bộ phận dầm chính của cầu trục sẽ chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ thiết bị và vật nặng cần di chuyển. Nếu vật nặng cần nâng hạ, di chuyển có trọng lượng vượt quá mức tải trọng cho phép thì nguy cơ gây mất an toàn rất cao. Trước khi được đưa vào hoạt động, cầu trục sẽ được kiểm định an toàn,

- Trong hồ sơ kiểm định an toàn cầu trục có thiết kế liên quan tới các hệ số an toàn. Tuy nhiên thực chất các chi tiết, bộ phận trong cầu trục đều có hệ số an toàn cao. Vậy nhưng tổng thể thiết bị khi lắp đặt và hoạt động thực tế chưa chắc được như vậy. Khi vận hành cầu trục, toàn bộ phần khung đỡ sẽ phải chịu tải trọng lớn từ thiết bị và vật nặng.

Nâng hạ tải với cầu trục treo dầm đơn 2 tân HKD

Cầu trục treo dầm đơn 2 tấn nâng hạ tải trọng

- Nếu như hàng hóa có trọng lượng vượt quá tải trọng tối đa x hệ số quá tải theo thông tin trong thiết kế cầu trục thì rất nguy hiểm. Kết cấu khung của nhà xưởng có nguy cơ đổ, gãy trước cả khi dầm chính cầu trục bị gãy, hỏng. Thông thường để khắc phục tình trạng cẩu quá tải, cầu trục sẽ được lắp đặt thêm thiết bị bảo vệ quá tải và đảm bảo không vận hành khi vật nặng vượt tải trọng cho phép.

Sai lầm do kéo lê tải

- Khi vận hành cầu trục, hàng hóa, vật nặng sẽ được treo vào móc cẩu. Pa lăng sẽ hoạt động thông qua hệ thống ròng rọc động, ròng rọc cố định kết hợp với động lực của dây cáp hoặc dây xích vắt qua puly. Thông thường cầu trục sẽ nâng tải theo phương thẳng đứng và neo giữ trên không trung với khoảng cách nhất định so với mặt đất.

Nâng hạ tải kiểm định cầu trục 5 tấn dầm đơn HKD

Cầu trục dầm đơn 5 tấn HKD nâng hạ tải kiểm định

- Như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho hàng hóa và công nhân vận hành. Tuy nhiên do nhu cầu thực tế mà nhiều kỹ thuật viên cho rằng việc cho cầu trục kéo lê tải không sao. Kéo lê tải được hiểu là hành động kéo rê vật nặng theo mộc góc chéo thay vì phương thẳng đứng theo đúng quy định.

- Cách vận hành cầu trục như vậy cực kỳ sai lầm. Khi thiết kế và sản xuất cầu trục, thiết bị đã được tính toán để nâng tải theo phương thẳng đứng. Người điều khiển không được phép nâng xiên tải dù sử dụng pa lăng cáp hay pa lăng xích. Việc nâng hạ hàng hóa bằng cách kéo lê tải có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của cầu trục, pa lăng.

- Không chỉ thế trong nhiều trường hợp hàng hóa có trọng lượng lớn còn có thể khiến cho cáp tải bị trượt khỏi rãnh của tang gây đứt cáp tải, hỏng tang cuốn. Khi nâng theo góc xiên, momen lực sẽ tác động lên cầu trục theo phương hướng khó kiểm soát nên có thể làm gãy hệ đỡ cầu trục.

Cầu trục treo dầm đơn 3 tấn chuẩn bị nâng hạ tải

Cầu trục treo dầm đơn 3 tấn chuẩn bị nâng hạ tải trọng lớn

Sai lầm do hiểu không đúng về bộ giới hạn hành trình nâng

- Thực chất quá trình vận hành cầu trục được đánh giá là rất an toàn nếu thực hiện theo đúng các bước được quy định. Thế nhưng nhiều người vẫn cho rằng cầu trục an toàn tuyệt đối nhờ bộ giới hạn hành trình nâng. Điều này không chính xác. Bộ giới hạn hành trình nâng được xếp vào mục thiết bị an toàn.

- Phụ kiện này được sử dụng nhằm đảm bảo cụm móc nâng hạ cầu trục không va chạm với bộ phận tang cuốn nếu như hàng hóa, vật nặng được nâng lên quá cao. Đây là thiết bị đảm bảo an toàn chứ không phải là thiết bị sử dụng để vận hành.

Pa lăng cáp điện dầm đôi móc ở vị trí cao nhất

Móc cẩu của pa lăng đang ở vị trí cao gần sát với công tắc hành trình lên

Sai lầm do không kiểm tra cầu trục mỗi ngày

- Quy định có trong Thông tư 52/52016/TT-BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với cầu trục, cổng trục yêu cầu người điều khiển, công nhân tham gia vận hành cầu trục phải kiểm tra thiết bị mỗi ngày. Cụ thể trước khi cầu trục hoạt động đều phải được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn.

Kiểm tra cổng trục 2 tấn dầm đơn trước khi hoạt động

Kiểm tra cổng trục đơn 2 tấn trước khi nâng tải

- Thậm chí đơn vị còn phải có nội quy cụ thể tại nơi dễ nhìn thấy gần với cầu trục để cán bộ công nhân viên đều đọc được. Trong đó quá trình kiểm tra bao gồm:

+) Kiểm tra xem cầu trục có các vết nứt tại những chỗ quan trọng trong kết cấu kim loại hay không.

+) Kiểm tra xem có biến dạng dư của kết cấu kim loại không.

+) Kiểm tra bộ phận phanh của mọi cơ cấu có bị hỏng, bị mài mòn không.

+) Kiểm tra móc, ròng rọc, cáp, tang có bị mòn vượt quá giá trị cho phép, bị hư hỏng, bị rạn nứt hay không.

+) Kiểm tra hệ thống điện cầu trục có hoạt động ổn định hay không.

Trường hợp phát hiện dấu hiệu hư hỏng thuộc một trong các nội dung trên thì phải ngừng vận hành cầu trục để sửa chữa, thay thế thiết bị.

Thông tin trên hy vọng đã giúp ích cho quý vị khi vận hành cầu trục.

Bài viết liên quan
0973 72 8693
0973 72 8693