5 bước chọn mua cầu trục chuẩn cho mọi công trình

Cầu trục là thiết bị nâng hạ vật nặng ứng dụng phổ biến trong nhiều công trình ngày nay. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng công trình mà chủng loại, mẫu mã thiết bị này cũng đa dạng hơn nhiều. Vậy phải chọn mua như thế nào để phù hợp với mục đích sử dụng, đặc điểm không gian lắp đặt?

Bước 1 – Xác định nhu cầu sử dụng

Bước đầu tiên khi lựa chọn một thiết bị nâng hạ vật nặng là phải xác định nhu cầu sử dụng. Nguyên nhân là bởi trên thị trường hiện nay có nhiều thiết bị nâng hạ khác nhau như cầu trục, cổng trục, cẩu quay, cầu trục, máy tời. Bản thân cầu trục cũng được phân thành nhiều loại dựa trên đặc điểm về cấu tạo, công dụng, kết cấu dầm…

Do đó người mua trước hết cần xác định rõ công trình của mình nên hay không nên sử dụng thiết bị này. Cầu trục được biết với tên tiếng Anh là Overhead Crane. Thiết bị được sử dụng với mục đích nâng – hạ và di chuyển vật nặng, hàng hóa với trọng lượng lớn trong phạm vi hoạt động.

Nhà xưởng palang, cầu trục HKD

Nhà xưởng đã tổ hợp cầu trục dầm đơn 5 tấn HKD Crane

- Ứng dụng chủ yếu của thiết bị có thể kể đến như lắp đặt tại các nhà xưởng, nhà kho, ngoài trời, bến tàu… Điều cần lưu ý nằm ở không gian hoạt động của thiết bị. Nếu như cổng trục có thể di chuyển bằng bánh xe hoạt động dưới mặt đất thì cầu trục lại được lắp đặt và hoạt động trên cao nhà xưởng. Toàn bộ quá trình di chuyển vật nặng thực hiện thông qua sự hỗ trợ của pa lăng và hệ thống ray và nhiều cơ cấu khác của cẩu trục – cầu trục.

Pa lăng cáp điện dầm đơn nâng hạ

Pa lăng cáp điện dầm đơn 5 tấn nâng hạ 

Vật nặng (tải) có thể nâng hạ bằng thiết bị khá đa dạng như thép, gỗ, bê tông, sắt, hàng hóa… Công trình có nhu cầu bốc vác, vận chuyển hàng hóa số lượng lớn, trong cùng một không gian thì mới nên lắp đặt thiết bị này nhằm giải phóng sức lao động. Ngoài ra chủ công trình cần căn cứ vào nhu cầu nâng hạ hàng hóa thực tế, khối lượng bao nhiêu để quyết định tải trọng cầu trục.

Bước 2 – Xác định kết cấu dầm cầu trục

- Dựa theo nhu cầu và mục đích sử dụng chủ công trình có thể lựa chọn được kiểu dáng của kết cấu dầm. Hiện nay thiết bị này được phân loại với hai lựa chọn chính lần lượt là cầu trục 1 dầm (cầu trục dầm đơn) và cầu trục 2 dầm (cầu trục dầm đôi, cầu trục dầm kép). Trong đó cầu trục 1 dầm sở hữu kết cấu gồm có một dầm chính thiết kế dưới dạng chữ I hoặc chữ L hoặc chữ H

Dầm chính cầu trục đơn HKD

Dầm chính cầu trục đơn mặt cắt dạng hộp

- Một số mẫu có khẩu độ lớn còn kết hợp giữa các thiết kế với nhau lúc hàn dưới dầm hộp. Mục đích nhằm gia tăng độ cứng và khả năng nâng đỡ hàng hóa có trọng lượng lớn hơn. Phân khúc thiết bị này có khẩu độ đa dạng như 5m, 8 m, 12 m và tối đa 50 m. Nhược điểm lớn nhất nằm ở sức nâng chỉ trong khoảng từ 1 tới 10 tấn. 

- Trái ngược với đó là cầu trục 2 dầm sở hữu thiết kế với hai dầm chính nằm song song với nhau. Hai dầm được thiết kế giống hệt nhau về khẩu độ, chất liệu cho đến hình dáng đồng thời gắn với nhau bằng liên kết vuông góc thông qua bu lông với dầm biên của cầu trục

Dầm chính cầu trục dầm đôi 10 tấn HKD Crane

Dầm chính cầu trục dầm đôi 10 tấn HKD Crane

- Nhờ sự kết hợp hợp của hai dầm chính mà sức nâng của thiết bị cao hơn nhiều với tải trọng phổ biến trong khoảng từ 5 đến 30 tấn. Một số mẫu được thiết kế riêng, chất liệu cao cấp hơn có thể chịu được tải trọng cao hơn, thậm chí lên đến 500 tấn. 

- Ngoài hai lựa chọn phổ biến trên thì hiện nay còn có cầu trục treo. Đây là một thiết bị nâng hạ và di chuyển hàng hóa thiết kế với bộ phận dầm chính treo bên cạnh dưới của dầm dọc. Cầu trục treo chủ yếu được sử dụng cho những nhà xưởng có diện tích hẹp, trần chắc chắn, tải trọng phổ biến trong khoảng từ 1 đến 10 tấn.

Cầu trục treo dầm đơn 3 tấn HKD Crane cung cấp

Cầu trục treo HKD Crane 3 tấn

Bước 3 – Lựa chọn cầu trục theo cơ cấu dẫn động

- Sau khi đã xác định được chủng loại, tải trọng thì chủ công trình có thể xem xét đến vấn đề cơ cấu dẫn động. Hiểu đơn giản tức là năng lượng để dẫn động cho thiết bị hoạt động. Theo đó chủ công trình có hai lựa chọn khác nhau gồm thiết bị hoạt động bằng tay và chạy bằng điện.

- Cầu trục kéo tay làm việc nhờ chuyển động của hệ thống đĩa xích kéo tay. Khi cần nâng hạ hàng hóa, người ta sẽ kéo xích kéo tay để nâng hạ tải hoặc di chuyển Pa lăng xích kéo tay sẽ kéo từ dưới lên để nâng vật nặng. Phương thức hoạt động của thiết bị khá thô sơ nên hiệu suất không cao, chỉ phù hợp với những công trình nhỏ, hàng hóa không quá nặng. Ưu điểm nằm ở giá thành rẻ.

Cầu trục sử dụng xích kéo tay

Cầu trục dầm đơn 3 tấn sử dụng Pa lăng xích kéo tay

Ngược lại cầu trục có cơ cấu dẫn động chạy bằng điện lại giải phóng gần như hoàn toàn sức lao động của con người. Thiết bị chạy bằng điện cho phép nâng hạ, di chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn trong thời gian ngắn hơn. Toàn bộ quá trình làm việc đều tự động hóa nên không bị mất sức, không cần nhiều nhân công mà vẫn đảm bảo số lượng, hiệu suất vận chuyển.

Bước 4 – Xác định thông số kỹ thuật của cầu trục

- Bước tiếp theo khi lựa chọn cầu trục là xác định các thông số kỹ thuật cơ bản. Những thông số này được xem xét dựa trên tình hình thực tế của công trình sử dụng kết hợp chủng loại thiết bị đã chọn trước đó. Chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất làm việc sau đó của thiết bị khi lắp đặt. Các thông số kỹ thuật cơ bản cần quan tâm bao gồm:

+) Tải trọng nâng: Thông số này ý chỉ tổng tải trọng mà thiết bị có thể nâng hạ hàng hóa trong phạm vi an toàn tính trên mọi điều kiện sử dụng. Thiết bị hoạt động để nâng hạ - di chuyển vật nặng trọng lượng lớn nên đơn vị tính tải trọng là tấn.

+) Tải trọng nâng cực đại: Thông số này vẫn chỉ tải trọng nâng mà thiết bị có thể hoạt động. Tuy nhiên tải trọng nâng cực đại là chỉ số lớn nhất về trọng lượng hàng hóa mà thiết bị có thể làm việc bình thường.

Cầu trục dầm đôi 7.5 tấn HKD Crane

Cầu trục dầm đôi 7.5 tấn HKD Crane

+) Chiều dài đường chạy ray: Hệ thống ray cầu trục có độ dài phụ thuộc vào hệ thống dầm đỡ dọc theo công trình đã có sẵn. Một số công trình có thể lắp đặt thêm tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế. Đơn vị tính bằng mét.

+) Khẩu độ: Thông số này chỉ khoảng cách giữa hai tim ray (ở giữa của hai quỹ đạo) và được tính băng mét.

+) Chiều cao nâng: Thông số chiều cao thiết bị được tính là khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ mặt đất tới điểm cao nhất của móc nâng. Đồng nghĩa với chiều cao tối đa là vật có thể nâng cách mặt đất. Đơn vị tính là mét.

+) Chiều cao hạ: Thông số này trái ngược với chiều cao nâng. Chiều cao hạ là khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ mặt đất tới điểm thấp nhất của móc nâng. Đơn vị tính là mét.

Cổng trục dầm đơn 2 tấn chân chữ A

Cổng trục dầm đơn 2 tấn chân chữ A 

+) Tốc độ: Thông số tốc độ chỉ tốc độ nâng hạ hàng hóa tính theo đơn vị m/phút.

Chủ công trình có thể căn cứ vào những thông số kỹ thuật để khảo sát sơ bộ thị trường trước khi quyết định chuyển sang bước tiếp theo – tìm nhà cung cấp.

Bước 5 – Tìm nhà cung cấp uy tín

- Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển, nâng hạ hàng hóa càng ngày càng lớn, hiện có nhiều đơn vị cung cấp cầu trục khác nhau để khách hàng lựa chọn. Một đơn vị cung cấp uy tín sẽ hỗ trợ cho khách hàng trong cả 4 bước trước đó của quy trình chọn thiết bị sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Cổng trục dầm đôi 3 tấn HKD Crane cung cấp

Cổng trục dầm đôi 3 tấn HKD Crane

- Vậy thế nào là một địa chỉ cung cấp uy tín? Chất lượng thể hiện qua sản phẩm thực tế hoạt động tốt, đa dạng lựa chọn, dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp. Cùng với đó là chính sách bảo hàng, hỗ trợ sau mua hàng. Trước khi ký kết hợp đồng mua bán, khách hàng nên yêu cầu chạy thử máy nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất. Nếu có vấn đề có thể yêu cầu bên cung cấp khắc phục sớm.

Hy vọng quy trình chọn mua cầu trục chất lượng 5 bước đã có ích với Quý vị. Chúc Quý vị chọn được thiết bị tốt phù hợp với nhu cầu của mình.

Bài viết liên quan
0973 72 8693
0973 72 8693