Những quy định về an toàn khi sử dụng cầu trục 2 dầm

Cầu trục 2 dầm là một trong những thiết bị nâng hạ, di chuyển vật nặng được ưa chuộng nhất hiện nay. Thiết bị đem đến lợi ích thiết thực về khả năng tiết kiệm chi phí, sức lực, thời gian. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người dùng cần phải đáp ứng những quy định về an toàn của pháp luật.

Đặc điểm cơ bản của cầu trục 2 dầm

- Sở dĩ cầu trục 2 dầm có tên gọi như vậy là do kết cấu của dầm chính. Thiết bị sử dụng đồng thời hai dầm chính có kích thước, chất liệu, kiểu dáng giống hệt nhau. Hai dầm chính được đặt song song để gia tăng độ chắc chắn, độ cứng, độ ổn định của cầu trục trong quá trình cầu trục hoạt động.

Cầu trục hai dầm tại HKD

Cầu trục hai dầm chính chịu tải tại HKD

- Đây cũng là nguyên nhân cầu trục hai dầm (cầu trục dầm đôi, cầu trục dầm kép) có khả năng chịu được trọng lượng lớn hơn so với cầu trục dầm đơn, cầu trục quay hay cầu trục treo. Dầm chính có dạng hình dầm hộp với thiết kế tổ hợp hình chữ I hoặc tổ hợp mặt cắt dạng hộp được liên kết với dầm biên (dầm cuối, dầm đầu) bằng bu lông cường độ cao dưới dạng gối đỡ hoặc đấu đầu.

Dầm biên tổ hợp với dầm chính bằng bu lông

Dầm biên (chân chạy) tổ hợp với 2 dầm chính bằng bulông mác 8.8 (bulông cường độ cao)

- Bộ phận chịu trách nhiệm neo giữ, nâng hạ và di chuyển hàng hóa, vật nặng trong không gian hoạt động của cầu trục 2 dầm chính là pa lăng. Pa lăng (xe con) được đặt ngồi theo kiểu blog phía bên trên dầm đỡ ray. Khi cầu trục hoạt động, móc cẩu của pa lăng sẽ giữ chắc vào vật nặng để nâng từ từ lên cao, hạ xuống thấp hoặc di chuyển đến vị trí mong muốn.

Yêu cầu về an toàn của cầu trục 2 dầm có cần thiết?

- Thực chất các thiết bị nâng hạ hàng hóa, vật nặng đều có yêu cầu rất cao về sự an toàn. Hàng hóa mà cầu trục nâng hạ, di chuyển có trọng lượng rất lớn. Thiết bị có tải trọng từ 10 tấn, 20 tấn, 50 tấn cho đến 500 tấn. Một số thiết bị còn được lắp đặt phụ kiện chuyên dụng còn có thể nâng hạ vật nặng với tải trọng lên tới 1000 tấn.

Cầu trục hai dầm nâng hạ hàng hoá 7.5 tấn

Cầu trục dầm đôi 7.5 tấn nâng hạ hàng hoá

- Không chỉ thế, cầu trục 2 dầm còn hoạt động bằng cách nâng vật nặng lên cao để di chuyển đến vị trí trong bán kính không gian làm việc hoặc sắp xếp hàng hóa theo ý muốn của người điều khiển. Do đó các Thông tư, Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng cầu trục nói chung và cầu trục 2 dầm nói riêng.

Quy định về an toàn khi sử dụng cầu trục 2 dầm

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam QCVN 30:2016/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với cầu trục, cổng trục quy định rõ thông tin liên quan.

Quy định về hồ sơ kỹ thuật của cầu trục 2 dầm

Tất cả cầu trục khi được đưa vào sử dụng đều phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng với đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định. Cụ thể hồ sơ bao gồm:

+) Lý lịch máy trục về cầu trục 2 dầm;

+) Bản vẽ điện nguyên lý hoạt động;

+) Bản vẽ tổng thể về cầu trục với kích thước và thông số chính;

+) Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của cầu trục hai dầm;

+) Tài liệu hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng thiết bị;

+) Biên bản kiểm tra nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng;

+) Cam kết bảo hành thiết bị;

+) Kết quả kiểm định.

Kiểm định cầu trục dầm đôi 15 tấn tại HKD

Kiểm định cầu trục dầm đôi 15 tấn tại HKD theo tiêu chuẩn Việt Nam

Quy định về an toàn trong sử dụng cầu trục 2 dầm

Trong quá trình sử dụng cầu trục 2 dầm, kỹ thuật viên và những người có liên quan cần phải đảm bảo:

+) Chỉ sử dụng thiết bị có tình trạng kỹ thuật tốt, chưa hết hạn kiểm định kỹ thuật an toàn. Nếu như trong quá trình sử dụng phát hiện ra cầu trục không đảm bảo an toàn thì người sử dụng cần đưa ra yêu cầu kiểm định trước thời hạn.

+)Chỉ được sử dụng cầu trục theo đúng tính năng, đặc tính kỹ thuật và công dụng do nhà sản xuất quy định.

+) Không được phép nâng hạ và di chuyển vật nặng với khối lượng vượt quá tải trọng của cầu trục 2 dầm.

Cầu trục dầm đôi 50 tấn nâng hạ tải bằng Pa lăng xích kéo tay

Cầu trục dầm đôi 50 tấn nâng hạ kiểm định tải trọng bằng Pa lăng xích kéo tay tại HKD

+) Chỉ được phép chuyển tải bằng cầu trục qua nhà xưởng, nhà kho, nhà ở hoặc bất cứ nơi có người khi đã có biện pháp bảo đảm an toàn riêng biệt để loại trừ được sự cố và tai nạn lao động.

+) Trong quá trình bốc và xếp tải lên phương tiện vận tải thì phải đảm bảo sự ổn định của cầu trục.

+) Cầu trục buộc phải ngừng hoạt động khi có phát hiện vết nứt ở vị trí quan trọng trong kết cấu kim loại; biến dạng dư của kết cấu kim loại; phanh của bất cứ cơ cấu nào bị hỏng; móc, ròng rọc, cáp, tang bị mòn vượt mức cho phép, bị hư hỏng hoặc bị rạn nứt.

+) Người buộc móc tải chỉ được phép đến gần hàng hóa khi đã hạ đến độ cao dưới 1m tính từ mặt sàn chỗ người này đứng.

+) Những người làm việc với cẩu trục bao gồm người lái cầu trục, người xếp dỡ tải, người báo hiệu, người lắp ráp cầu trục, đơn vị sử dụng cầu trục phải đảm bảo những yêu cầu theo quy định tại tiêu chuẩn TCVN 7549-1:2005.

Quy định về an toàn trong sửa chữa và bảo dưỡng cầu trục

+) Trong quá trình sử dụng cầu trục 2 dầm, người dùng cần phải có hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng theo quy định:

+) Thiết bị phải được bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa hoặc thay thế chi tiết, bộ phận bị hư hỏng, hao mòn quá quy định.

+) Thiết bị phải được kiểm định an toàn và có tem kiểm định dán trực tiếp trên bề mặt tại nơi dễ nhìn thấy.

Cầu trục hai dầm nâng hạ, kiểm định tải tại HKD

Cầu trục hai dầm kiểm định, nâng hạ tải tại HKD Crane

+) Người sử dụng phải có sổ theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định.

Những thông tin về yêu cầu về an toàn khi sử dụng cầu trục 2 dầm hy vọng đã có ích với Quý vị.

Bài viết liên quan
0973 72 8693
0973 72 8693