Vận chuyển, lắp đặt, kiểm định cầu trục dầm đôi 7.5/3 tấn (10T)
HKD đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp trọn bộ cầu trục dầm đôi 7.5/3 tấn (10 tấn) từ A - Z, để có cầu trục dầm đôi hoạt động trên cao nhà xưởng để phục vụ sản xuất thì cầu trục phải trải qua nhiều công đoạn yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn về kỹ thuật về biện pháp an toàn.
1. Vật tư sản phẩm rời, phương tiện xe máy chuyên dùng để lắp đặt cầu trục dầm đôi 7.5/3 tấn
- Toàn bộ vật tư, sản phẩm rời trước lắp đặt theo phụ lục hợp đồng số:1322/HKD – ACB/PL.
+) Pa lăng (tời) nâng hạ trọn bộ CSD7.5/3-H12-MH
+) Động cơ di chuyển cầu trục 2x1.5 kW
+) Tủ điện điều khiển cầu trục trọn bộ
+) Hệ điện ngang, điện dọc an toàn: 3P, 4P, 6P
+) Kết cấu thép dầm đầu (dầm biên) đã tổ hợp bánh xe
+) Kết cấu thép dầm chính số 1, kết cấu thép dầm chính số 2
+) Ray di chuyển cầu trục ray P chuyên dụng cùng phụ kiện lắp ray
+) Phụ kiện và vật tư thi công vv…
- Xe cẩu tự hành lắp đặt, cẩu bánh lốp 17 ~ 25 tấn chuyên dùng
- Kỹ thuật và công nhân lắp đặt (theo danh sách đăng ký công nhân viên thi công)
- Vật tư thi công, bảo hộ, các trang thiết bị an toàn trong thi công
Pa lăng cáp điện dầm đôi 7.5/3 tấn hai mỏ móc tại HKD
Vận chuyển dầm cầu trục đôi 7.5/3 tấn tại HKD crane
2. Các bước thi công, lắp đặt an toàn cầu trục dầm đôi 7.5/3T (10 tấn)
Bước 1: Hạ hàng giải phóng xe vận chuyển.
- Xe vận chuyển lùi vào vị trí yêu cầu của kỹ thuật lắp đặt.
- Xe cẩu tự hành cũng di chuyển vào vị trí theo yêu cầu của kỹ thuật lắp đặt.
- Các sản phẩm rời lần lượt được cẩu hạ hàng xuống dưới nền nhà xưởng theo yêu cầu của kỹ thuật.
Hạ hàng cầu trục 7.5/3 tấn giải phóng xe vận chuyển tại công trình
Bước 2: Lắp trước một phần ray di chuyển cho cầu trục
- Cụ thể việc lắp ray cho toàn tuyến sẽ được cụ thể chi tiết ở bước số 5.
Ray di chuyển cầu trục P24 cho cầu trục đôi 7.5/3 tấn HKD Crane
Bước 3: Tổ hợp kết cấu cầu trục và cẩu đưa kết cấu lên ray trên cao nhà xưởng
Modun 1: Đưa dầm chính số 1 và 2 dầm biên (chân chạy) lên ray trên cao nhà xưởng
- Tiếp đến là lắp 2 động cơ di chuyển cho hai dầm biên (chân chạy)
Lắp đặt xong dầm chính số 1 cầu trục đôi 7.5/3 tấn (10T) HKD Crane
Lắp đặt nốt dầm chính số 2 cầu trục đôi 7.5/3 tấn (10 tấn)
Bước 4: Lắp đặt Palăng (tời) nâng hạ
Lắp đặt Pa lăng 7.5/3 tấn cầu trục đôi dầm đôi 10 tấn HKD Crane
Xe con được lắp đặt hoàn thiện và di chuyển trên ray
Bước 5: Lắp đặt hoàn thiện ray di chuyển cầu trục cho toàn tuyến
- Cẩu và lắp các thiết bị vật tư phụ còn lại lên sàn thao tác của cầu trục chờ lắp đặt.
Cầu trục dầm đôi 7.5/3 tấn đã hoàn thành việc lắp đặt ray di chuyển trên cao
Bước 6: Thi công hệ thống cấp điện cho cầu trục.
- Lắp đặt dây cáp điện, tủ bảng điện theo tiêu chuẩn và quy phạm của Việt Nam và khu vực hiện hành.
- Nguồn điện cung cấp cho hệ thống là AC 380V/50HZ
- Lắp hệ điện ngang 4P & 6P, hệ điện dọc 3P, hàn và lắp tủ điện vào các vị trí đã thiết kế sẵn.
- Căn chỉnh phanh nâng hạ cho Palăng, phanh di chuyển cho Palăng
Thi công lắp điện cho toàn bộ cầu trục đôi 7.5/3 tấn
Bước 7: Cấp nguồn và chạy thử cầu trục
- Xông điện (cấp nguồn) thử cầu trục ở chế độ không tải.
Cầu trục đôi 7.5/3 tấn chạy thử sau lắp đặt
Bước 8: Vệ sinh toàn bộ công trình sau lắp đặt
- Sơn lại các chỗ xước xác trên thân dầm cầu trục (trong quá trình vận chuyển, cẩu lắp đặt sẽ không tránh khỏi)
- Tháo dỡ giàn giáo, tháo dỡ các đồ gá, tay gá giữ (hàn đính), bạt che trong quá trình lắp đặt (nếu có)
- Thu dọn đồ dùng thi công
- Dọn dẹp, quét dọn các vật tư thừa trong quá trình thi công (dây điện, ray điện, bu lông, ốc vít vv..)
- Bàn giao mặt bằng
3. Kiểm định, thử tải nghiêm thu bàn giao cầu trục dầm đôi 7.5/3 tấn (10T)
3.1. Kiểm định, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng
- Việc kiểm định cầu trục được tiến hành với một hội đồng kỹ thuật gồm các thành phần chính:
+ Đại diện cơ quan kiểm định cầu trục: kiểm định viên của trung tâm kiểm định.
+ Đại diện cơ quan sử dụng cầu trục.
+ Đại diện đơn vị chế tạo cầu trục.
- Việc kiểm định cầu trục nhằm mục đích xác định:
+ Mức độ phù hợp các thông số và kích thước của cầu trục với các số liệu trong hồ sơ kỹ thuật.
+ Cầu trục đủ điều kiện vận hành an toàn
Các thành phần (ban bệ) trước khi kiểm định thử tải cầu trục đôi 7.5/3 tấn
Kiểm định
- Chuẩn bị
- Kiểm tra toàn bộ cầu trục
- Chuẩn bị đóng điện cho cầu trục.
- Khởi động
- Thứ tự các nút điều khiển: Lên xuống, trái phải.
- Thử tải
- Thử không tải:
Thử không tải là nhằm mục đích xác định tình hình hoạt động của các cơ cấu.
- Cho xe lớn di chuyển về 2 mút (đầu, cuối đường chạy ray) của dầm dọc, kiểm tra các công tắc hành trình di chuyển (Số lượng 2 công tắc hành trình).
- Cho xe con di chuyển về 2 mút của dầm chính, kiểm tra các công tắc hành trình (Số lượng 2 công tắc hành trình).
- Cho móc cẩu của Palăng đi lên tới độ cao giới hạn để kiểm tra công tắc hành trình lên.
Lưu ý: Trong quá trình thử không tải ta tiện thể kiểm tra thắng (phanh hãm)
- Thử tải tĩnh:
Vị trí treo tải và tải thử tương ứng.
Vị trí treo tải Trọng tải Tải thử
Giữa khẩu độ Qmax = 125% Qmax = 1.25*Q(Danh nghĩa)
+ Độ cao nâng tải: nâng tải lên độ cao 25cm~30cm so với mặt sàn.
+ Thời gian thử: 5 ~ 10 phút.
+ Thử tải tĩnh được coi là đạt yêu cầu nếu trong 5 ~ 10 phút tải được nâng không bị rơi xuống đất và các cơ cấu, dầm không có biến dạng và không có các hư hỏng khác.
+ Đo độ võng dầm chính cầu trục trước và sau khi nâng hạ tải: Kiểm tra độ đàn hồi và độ võng thực tế so với độ võng trong phạm vi cho phép ứng với mỗi khẩu độ cầu trục.
- Thử tải động
Vị trí treo tải và tải trọng thử
Vị trí treo tải Trọng tải Tải thử
Giữa khẩu độ Qmax = 110% Qmax=1.1*Q (Danh nghĩa)
* Cách thử:
- Cơ cấu nâng: nâng tải lên, hạ tải xuống, phanh, thực hiện 3 lần.
- Cơ cấu di chuyển xe con: nâng tải lên, di chuyển xe con, phanh, hạ tải xuống, thực hiện 3 lần.
- Cơ cấu di chuyển cầu trục: nâng tải lên, di chuyển cầu trục, phanh cơ cấu di chuyển cầu trục, hạ tải xuống, thực hiện 3 lần.
- Di chuyển cầu trục, di chuyển xe con và bộ nâng hạ đồng thời: thực hiện 3 lần và kiểm tra phanh của chúng.
Thử tải động được xem là đạt yêu cầu khi các phanh của các cơ cấu đạt yêu cầu, dầm không bị cong vênh, không có biến dạng và không có hư hỏng khác.
Nâng hạ tải để kiểm định cầu trục đôi 7.5/3 tấn dưới dự chứng kiến của ba bên
3.1.1 Nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng
Quá trình nghiệm thu được tiến hành theo các bước cơ bản sau:
- Các bên xem xét hồ sơ, lý lịch máy trục do bên chế tạo cung cấp
- Chuẩn bị đầy đủ cho thiết bị nâng sẵn sàng hoạt động.
- Chuẩn bị tải và các điều kiện nghiệm thu.
- Thiết bị nâng đảm bảo các điều kiện an toàn lao động.
* Quá trình nghiệm thu.
Quan sát kiểm tra các bộ phận của cầu trục.
- Móc nâng tải.
- Cáp nâng tải và bộ phận cố định cáp
- Ròng rọc, trục và các chi tiết cố định trục ròng rọc.
- Bộ phận chống trượt cáp.
- Phanh:
+ Phanh nâng tải.
+ Phanh di chuyển xe con.
+ Phanh di chuyển cầu trục.
- Hệ thống điện.
- Kết cấu thép, mối hàn, mối ghép bulông, thanh, lan can.
- Thiết bị an toàn:
+ Thiết bị khống chế độ nâng cao móc cẩu.
+ Thiết bị khống chế hành trình di chuyển xe con.
+ Thiết bị hạn chế hành trình di chuyển cầu trục
+ Đường ray.
Hướng dẫn sử dụng cầu trục dầm đôi 7.5/3 tấn tại HKD Crane
3.2. Lập biên bản, dán tem kiểm định, ký tá các giấy tờ liên quan
- Lập biên bản hiện trường, biên bản kiểm định
- Ký tá, các giấy tờ nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng
----------------------------- MADE BY HKD CRANE-------------------------------
Mọi sự sao chép Copy bài viết không ghi nguồn đều được coi là vi phạm bản quyền
Trân trọng!
- Cầu trục dầm đơn 3 tấn – Giải pháp nâng hạ tối ưu tại KCN Phố Nối, Hưng Yên
- Cầu trục dầm đơn 5 tấn – Giải pháp nâng hạ hiệu quả tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh
- Cầu Trục Dầm Đơn 3 Tấn Lắp Đặt Tại Liên Ninh, Thanh Trì: Giải Pháp Hiệu Quả Cho Nâng Hạ Hàng Hóa
- Cầu Trục Dầm Đơn 5 Tấn x 18m Lắp Đặt Tại Quảng Yên, Quảng Ninh: Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Suất Công Việc
- Cầu Trục Dầm Đôi 3 Tấn x 31m Lắp Đặt Tại Thị Trấn Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa
- Khám Phá Cầu Trục Dầm Đơn 3 Tấn Tại TP. Thái Bình: Giải Pháp Hiệu Quả Cho Công Trình Của Bạn