Yêu cầu cấu tạo và sử dụng hệ thống điện cầu trục

Hệ thống điện cầu trục là bộ phận quan trọng bắt buộc phải có trong cấu tạo cầu trục. Hệ thống điện cầu trục được tạo nên bởi hệ thống điện dọc, hệ thống điện ngang và tủ điện điều khiển. Yêu cầu về cấu tạo và sử dụng với bộ phận này như thế nào? Hãy cùng HKD tìm hiểu qua bài viết nhé!

Hệ thống điện trong cấu tạo cầu trục

- Cầu trục là thiết bị nâng hạ, di chuyển hàng hóa chuyên dụng hoạt động theo chu kỳ. Về mặt cấu tạo, cầu trục bao gồm các bộ phận cơ bản là dầm chính, dầm biên, pa lăng, hệ thống đường ray di chuyển và hệ thống điện. Trong đó hệ thống điện là bộ phận quan trọng cung cấp năng lượng cho toàn bộ thiết bị hoạt động.

Tủ điện điều khiển cầu trục HKD

Tủ điện điều khiển cầu trục, cổng trục trọn bộ tại HKD

- Hệ thống điện cầu trục được tạo thành bởi hệ điện dọc cầu trục, hệ điện ngang cầu trục và tủ điện điều khiển. Các bộ phận được thiết kế dựa trên đặc điểm về cấu tạo của cầu trục cũng như yêu cầu sử dụng thực tế. Hệ thống điện cần phải đảm bảo sự phù hợp với loại thiết bị được lắp đặt. Bộ phận này sẽ cung cấp điện năng cho pa lăng nâng hạ và động cơ cầu trục.

Đặc điểm về cấu tạo của hệ thống điện cầu trục

- Như đã nêu, hệ thống điện lắp đặt cho thiết bị cầu trục được tạo thành từ ba bộ phận nhỏ. Mỗi bộ phận sẽ có đặc điểm về cấu tạo và thông số kỹ thuật khác nhau. Tất cả tạo thành một hệ thống điện nhất quán, đồng bộ giúp cầu trục hoạt động hiệu quả. Cụ thể:

Tủ điện dùng biến tần LS - Hàn Quốc

Tủ điện điều khiển sử dụng biến tần LS - Hàn Quốc

Hệ thống điện dọc của cầu trục

- Hệ thống điện dọc của cầu trục sử dụng ray điện an toàn 3P, 4P hoặc 6P. Về mặt cấu tạo, hệ điều dọc có căng kéo ray nằm ở hai đầu cho phép căng ray điện. Bộ phận này còn kết hợp với kẹp ray và thanh đỡ. Khi lựa chọn ray điện cần phải chọn tay lấy điện đồng bộ.

- Ví dụ như ray 3P sẽ sử dụng tay lấy điện 3P còn ray 4P sẽ đi cùng với tay lấy điện 4P. Lưu ý trong quá trình lắp đặt để ray điện không trùng thì nên để kẹp ray và thanh đỡ ray trong khoảng cách từ 1-1.5 mét. Cầu trục muốn hoạt động với tốc độ nhanh hơn có thể sử dụng hệ cấp điện thanh V và dao lấy điện quả sứ. Khi đó tốc độ có thể đạt đến 120 mét/ phút.

Hệ điện dọc 3P, 4P an toàn HKD

Hệ điện dọc an toàn 3P, 4P HKD

Hệ thống điện ngang của cầu trục

- Bên cạnh hệ cấp điện dọc thì hệ thống điện cầu trục còn bao gồm hệ thống cấp điện ngang. Hệ cấp điện ngang có thể dùng hệ thống máng C, hệ cấp điện dạng sâu đo, cáp dẹt hoặc ray điện an toàn. Trong đó hệ điện ngang máng C gồm có dây động lực, cáp dẹt, máng C, dây điều khiển, nối máng, con lăn treo cáp, con lăn dẫn hướng.

Hệ điện ngang sâu đo, máng C, cáp dẹt

Hệ điện ngang sâu đo, máng c, cáp mềm dẹt

- Thiết bị được sử dụng để cấp điện cho pa lăng. Nhằm tiết kiệm chi phí, người sử dụng có thể thay thế bằng dây cáp thép kết hợp với puly treo cáp chất liệu thép hoặc nhựa. Cáp sử dụng là loại cáp tròn hoặc cáp dẹt. Hệ thống điện ngang thường bị rối, bị kẹt nên cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sử dụng để tránh trường hợp chập cháy dây điện.

Tủ điện điều khiển cầu trục

- Bộ phận cuối cùng trong hệ thống điện cầu trục là tủ điện điều khiển. Tủ điện điều khiển cầu trục bao gồm nhiều thiết bị hỗ trợ như biến tần, aptomat, contactor, bảo vệ mất pha, điện trở xả… Trong đó biến tần có thông số kỹ thuật dao động trong khoảng từ 1.1kW, 1.5kW, 2.2 kW, 3.7 kW, 4kW - 22kW. Thiết bị đảm nhiệm vai trò cung cấp điện năng cho toàn bộ hệ thống cầu trục.

Biến tần LS, FUJI, Sờ đai đơ

Biến tần điều khiển cầu trục 1.1 kW - 5.5 kW

Yêu cầu khi sử dụng hệ thống điện cầu trục

- Cầu trục là thiết bị nâng hạ, di chuyển vật nặng yêu cầu cao về sự an toàn. Vì vậy Bộ Lao Động Thương binh – Xã hội đã ban hành QCVN 30:2016/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động đối với cầu trục, cổng trục trước, trong và sau khi sử dụng. Trong đó bao gồm cả quy định đối với các thiết bị, bộ phận của cầu trục.

- Theo đó, hệ thống điện cầu trục phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Kỹ thuật viên và những người tham gia vào hoạt động điều khiển cầu trục cần phải được trang bị đầy đủ bảo hộ khi làm việc. Mặt khác

+) Trước khi đưa vào sử dụng, cầu trục phải được kiểm định an toàn và dán tem kiểm định an toàn. Trong đó bao gồm kiểm tra hoạt động của cầu trục và hệ thống điện cầu trục.

+) Trước khi vận hành, kỹ thuật viên cần phải kiểm tra toàn bộ hệ thống điện cầu trục bao gồm hệ điện ngang, hệ điện dọc và tủ điện điều khiển xem có bị hỏng hóc, hư hại nào không. Nếu có cần phải được khắc phục bằng cách sửa chữa hoặc thay mới.

Kiểm tra toàn bộ hệ thống cầu trục trước khi vận hành

Cầu trục dầm đơn 3 tấn được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi vận hành

+) Kiểm tra tình trạng dây cáp, tình trạng nút nguồn, nút dừng khẩn cấp trước khi vận hành cầu trục.

+) Khi vận hành cầu trục, hệ thống điện phải đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho thiết bị. Nếu có dấu hiệu bất thường như chập, cháy cần phải ngay lập tức cho cầu trục dừng hoạt động.

+) Định kỳ cần tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện cầu trục để đảm bảo an toàn.

+) Hệ thống điện cầu trục và cầu trục chỉ được hoạt động khi tem kiểm định an toàn vẫn còn hiệu lực.

Những thông tin trên hy vọng đã giúp ích cho Quý vị khi tìm hiểu về hệ thống điện cầu trục.

Bài viết liên quan
0973 72 8693
0973 72 8693