Khái quát cấu tạo cổng trục và phân loại theo cấu tạo

Cấu tạo cổng trục quyết định đặc điểm cũng như hiệu suất hoạt động của thiết bị. Cổng trục cho phép nâng hạ, di chuyển vật nặng với trọng lượng lớn giúp tiết kiệm sức lực, thời gian cho con người. Cấu tạo của thiết bị này như thế nào? Nếu phân loại theo cấu tạo thì có những loại cổng trục nào? Hãy cùng HKD làm rõ qua bài viết nhé!

Sơ lược cấu tạo cổng trục

- Cổng trục là một trong những thiết bị nâng hạ, di chuyển vật nặng phổ biến hiện nay. Đây là thiết bị làm việc theo chu kỳ với mục đích nâng và di chuyển hàng hóa, vật nặng trong không gian hoạt động. Hàng hóa sẽ được treo bởi móc treo hoặc bằng thiết bị mang tải khác với dầm cầu tựa trên ray bằng các chân cổng.

Cổng trục dầm đôi 3 tấn tại HKD

Cổng trục dầm đôi 3 tấn HKD cung cấp và lắp đặt

- Thiết bị sở hữu ưu điểm là cho phép di chuyển bằng bộ phận bánh xe để hoạt động trong nhà cũng như ngoài trời. Do đó tính ứng dụng của cổng trục cũng cao hơn. Tuy hiện nay có nhiều loại cổng trục khác nhau nhưng về cơ bản cấu tạo vẫn gồm có:

Phần kết cấu thép của cổng trục

- Cấu tạo cổng trục gồm 2 phần là kết cấu thép và các thiết bị hỗ trợ. Kết cấu thép được hiểu là bộ phận chịu lực đóng vai trò như khung nâng đỡ cho toàn bộ thiết bị và hàng hóa. Kết cấu thép của cổng trục được tổ hợp từ thép hình và thép tấm. Thông dụng nhất là loại thép SS400 và Q345.

Bán cổng trục dầm đơn 2 tấn tại HKD

Bán cổng trục dầm đơn 2 tấn tại HKD cung cấp

- Kết hợp với đó là những bộ phận, chi tiết được gia công cơ khí như bánh xe di chuyển, trục, khớp mềm, khớp cứng, bạc. Những chi tiết này đều được chế tạo từ chất liệu thép hợp kim C45 theo đúng quy định tiêu chuẩn Việt Nam . Đồng thời, chúng sẽ được tôi cứng để đạt được độ cứng theo đúng yêu cầu.

- Thông thường kết cấu thép của cổng trục có trọng lượng nặng hơn so với thiết bị cầu trục với cùng tải trọng nâng do được trang bị thêm bộ phận chân di chuyển. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người ta sẽ lắp đặt cấu tạo cổng trục với bộ phận chân khác nhau. Đa số chân cổng trục sẽ được lắp đặt đối xứng hoặc tựa trên trụ công trình (bán cổng trục) để phân tán đều trọng lượng vật nặng giúp quá trình hoạt động an toàn hơn.

Cổng trục dầm đơn 2 tấn đang thử tải kiểm định

Cổng trục dầm đơn 2 tấn được thực hiện việc nâng hạ tải

Phần thiết bị cổng trục

- Bên cạnh khung nâng đỡ bằng kết cấu thép bên ngoài cổng trục còn được tạo nên bởi các thiết bị hỗ trợ. Đó chính là thiết bị giúp nâng hạ, di chuyển hàng hóa trong phạm vi cho phép. Bộ phận chính trong thiết bị cổng trục là pa lăng. Pa lăng còn được gọi là tời, xe con được dùng để neo giữ hàng hóa trên không trung phục vụ hoạt động nâng hạ, di chuyển.

- Cấu tạo cổng trục còn bao gồm những thiết bị khác trong hệ thống cấp điện, thiết bị an toàn, tủ điện điều khiển. Toàn bộ thiết bị dù là chính hay phụ đều bắt buộc phải có cơ cấu bảo vệ để tránh tác động từ môi trường. Nguyên nhân là do cổng trục hoạt động chủ yếu ngoài trời.

Cổng trục dầm đơn 3 tấn tại HKD cung cấp lắp đặt

Cổng trục dầm đơn 3 tấn tại HKD cung cấp lắp đặt

Phân loại theo cấu tạo cổng trục

- Cổng trục có nhiều loại khác nhau tùy theo công dụng, tải trọng thực tế. Thiết bị còn được phân loại theo cấu tạo. Theo đó, phân loại theo cấu tạo cổng trục gồm có:

Cổng trục dầm đơn

- Cổng trục dầm đơn là thiết bị phổ biến nhất trong số các loại cổng trục hiện nay. Tải trọng của cổng trục dầm đơn không lớn. Tuy nhiên kết cấu đơn giản, trọng lượng không quá nặng, phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế giúp cổng trục dầm đơn được nhiều người lựa chọn. Thiết bị sở hữu bộ phận dầm chính kết cấu dầm hình hộp chữ I theo kiểu đơn chiếu. Bộ phận pa lăng được lắp đặt treo bên cánh dưới dầm chính để neo giữ, nâng hạ, di chuyển hàng hóa.

Cổng trục dầm đơn 5 tấn tại HKD

Cổng trục dầm đơn 5 tấn tại HKD cung cấp lắp đặt

Cổng trục dầm đôi

- Khác với cổng trục dầm đơn, cổng trục dầm đôi có thể chịu được tải trọng lớn hơn nhiều lần. Điểm đặc biệt của thiết bị nằm ở bộ phận dầm chính theo kiểu dầm kép. Tức là 2 dầm được bố trí nằm song song nhau, liên kết với nhau thông qua bu lông ghép với bộ phận dầm biên. Pa lăng nâng hạ sẽ được đặt ngồi kiểu blog trên đường ray hàn cố định tại đỉnh dầm chính.

Cổng trục dầm đôi 3 tấn tại HKD

Cổng trục dầm đôi 3 tấn tại HKD lắp đặt

Cổng trục chân dê

- Cổng trục chân dê sở hữu đặc điểm khác biệt ở bộ phận chân. Theo đó, cấu tạo cổng trục sẽ có 4 chân tạo thành hình chữ nhân và liên kết cứng với nhau. Như vậy cổng trục có thể di chuyển trên bánh xe một cách chắc chắn. Thông thường cổng trục chân dê thường được dùng trong những nhà máy thủy điện.

Cổng trục chữ A

- Tương tự cổng trục chân dê, cổng trục chữ A có điểm nhận biết nằm ở bộ phận chân cổng trục. Chân cổng trục bắt chéo theo hình chữ A và đối xứng 2 bên nhằm phân tán trọng lượng của hàng hóa, vật nặng.

Cổng trục đẩy tay

Cổng trục đẩy tay chủ yếu được sử dụng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa trọng lượng nhỏ. Điểm nhận biết trong cấu tạo cổng trục này là hoạt động bằng sức người thay vì động cơ điện dẫn động.

Cổng trục đẩu tay 1 tấn HKD

Cổng trục đẩy tay 1 tấn HKD cung cấp lắp đặt

Cổng trục bánh lốp

Cổng trục bánh lốp sở hữu cấu tạo cơ bản. Tuy nhiên bộ phận bánh xe sẽ sử dụng bánh lốp để có thể di chuyển trên đường phẳng mà không phải trang bị thêm hệ thống ray di chuyển. Do đó cổng trục bánh lốp chủ yếu ứng dụng trong các công trình xây dựng đường, cầu.

Cổng trục bánh xích

Cấu tạo cổng trục cơ bản không khác với cổng trục bánh xích. Tuy nhiên loại cổng trục này sử dụng cơ cấu bánh xích để có thể đi trên đất mềm mà không lo bị sa lầy.

Bài viết liên quan
0973 72 8693
0973 72 8693