Những điều cần lưu ý trước và trong khi vận hành cầu trục

Vận hành cầu trục không chỉ đơn thuần là việc cho thiết bị hoạt động, thao tác điều khiển mà còn yêu cầu nhiều hơn thế. Người thực hiện công việc vận hành phải tiến hành tuần tự từng bước để vừa đảm bảo độ bền cho thiết bị, vừa giúp thiết bị hoạt động hiệu quả lại vẫn an toàn cho hàng hóa, con người.

Lưu ý trước khi vận hành cầu trục

- Cầu trục là thiết bị chuyên dụng phục vụ hoạt động nâng hạ, vận chuyển hàng hóa, vật nặng theo ý muốn. Hiện nay cầu trục rất đa dạng về chủng loại bao gồm tải trọng, khẩu độ cho đến chiều cao nâng hạ, xuất xứ của thiết bị… Mỗi một bộ phận đều có nhiệm vụ riêng.

Cầu trục dầm đơn 5 tấn tổng thể

Cầu trục 5 tấn dầm đơn tổng thể

- Tuy nhiên cuối cùng chúng phải phối hợp với nhau để đảm bảo hiệu quả trong quá trình nâng hạ, vận chuyển hàng hóa. Do đó trước khi vận hành cầu trục, kỹ thuật viên phải tiến hành lắp ráp, bố trí thiết bị phù hợp với đặc điểm của nhà xưởng cũng như nhu cầu sử dụng thực tế.

- Quan trọng hơn cả là cầu trục trước khi đưa vào sử dụng phải được đánh giá an toàn theo đúng các Thông tư, Nghị định liên quan. Theo quy trình kiểm định an toàn thiết bị nâng kiểu cầu QTKĐ: 09-2016/BLĐTBXH thì cầu trục phải được tiến hành kiểm tra, kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng.

Kiểm định cầu trục dầm đơn 5 tấn tại HKD

Cầu trục dầm đơn 5 tấn được kiểm định, thử tải như thế nào

- Đó là hình thức kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu được thực hiện khi đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị theo đúng những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu. 

- Ngoài ra trong quá trình sử dụng, thiết bị cũng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ, kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường để đảm bảo sự an toàn trong suốt thời gian vận hành cầu trục.

Quy trình vận hành cẩu trục chuẩn xác

- Quá trình vận hành thiết bị cầu trục cần phải được thực hiện bởi người có chuyên môn. Theo đúng quy định, người điều khiển cầu trục phải là người đã được đào tạo, được cấp giấy chứng nhận lái cầu trục và đã được chỉ dẫn an toàn. Khi đó quá trình vận hành được thực hiện như sau:

Kiểm tra thiết bị nguồn điện

- Khâu kiểm tra là bước cơ bản khi vận hành bất cứ thiết bị điện nào. Mục đích nhằm phát hiện ra các dấu hiệu bất thường và có thể xử lý kịp thời. Người vận hành cần kiểm tra các thiết bị nguồn điện bao gồm cáp tải, tủ điện, móc nâng, dây cáp… Các thiết bị này nếu có dấu hiệu bất thường thì phải xử lý trước khi vận hành cầu trục.

Tủ điện cầu trục 5 tấn

Tủ điện điều khiển cầu trục cần kiểm tra

- Trong quá trình kiểm tra cần chú ý đến những vết rạn nứt tại các kết cấu quan trọng, tình trạng kim loại biến dạng hoặc phanh bị hỏng hóc, ròng rọc bị ăn mòn, nguồn điện không ổn định… Những trường hợp này đều phải ngừng vận hành để sửa chữa hoặc thay thế thiết bị.

Kiểm tra tải trọng cầu trục

- Bất cứ cầu trục nào cũng được giới hạn về tải trọng. Ví dụ như cầu trục 1 tấn thì tải trọng không quá 1 tấn, cầu trục 2 tấn thì tải trọng nâng hạ không vượt quá 2 tấn và tương tự với các cầu trục có tải trọng khác. Cầu trục phải được đảm bảo khống chế mức tải trọng nâng hạ trong giới hạn cho phép.

Tải nâng hạ cho bán cổng trục dầm đơn 2 tấn

Bán cổng trục dầm đơn 2 tấn nâng hạ tải

- Nếu như hàng hóa có trọng lượng vượt quá mức tải trọng giới hạn thì thiết bị sẽ phải tự ngắt nguồn điện nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động. Trong trường hợp thiết bị muốn hoạt động trở lại thì phải được thao tác bằng tay kích hoạt đóng mở aptomat nguồn.

Vận hành cầu trục

Sau khi đã kiểm tra hoạt động của các thiết bị, phụ kiện cũng như thông số kỹ thuật kèm theo, người điều khiển có thể bắt đầu vận hành cầu trục. Quá trình vận hành cần thực hiện từ từ, tiến hành từng bước. Bắt đầu làm móc hàng, nâng lên khỏi mặt đất rồi mới di chuyển. Các bước thao tác được thực hiện thông qua điều khiển từ xa hoặc điều khiển cầu trục gắn liền dây.

Cầu trục treo dầm đơn 3 tấn nâng hạ tải

Cầu trục treo dầm đơn 3 tấn nâng hạ tải

Lưu ý khi vận hành cầu trục

Trong quá trình vận hành cầu trục cần lưu ý các thao tác cơ bản. Trong đó bao gồm:

+) Người điều khiển chỉ nên nâng hàng hóa, vật nặng theo phương thẳng đứng. Trường hợp nâng theo góc xiên hoặc chéo góc có thể gây hư hại cho thiết bị. thậm chí nếu không móc chắc chắn còn có thể gây nguy hiểm cho người đứng gần vật năng.

+) Nên quan sát kỹ dây cáp chuyển động thông qua ròng rọc trong quá trình điều khiển để tránh trường hợp bị xoắn hoặc dây cáp chồng chéo lên nhau.

+) Tránh vận hành khi có người đứng dưới móc cẩu hoặc đứng dưới vật nâng.

+) Khi hạ tải nên dừng trước mặt sàn khoảng 0.3 đến 0.4 m rồi mới tiếp tục hạ từ từ xuống. Tương tự, khi nâng tải cần cách mặt sàn khoảng 0.2m đến 0.3 m thì dừng lại rồi mới nâng tiếp để đảm bảo tính ổn định khi vận hành cầu trục.

Cầu trục dầm đơn 3 tấn vận hành

Cầu trục dầm đơn 3 tấn vận hành trong nhà xưởng

+) Không được sử dụng các thiết bị hoặc bộ phận như tự động để dừng cầu trục thay cho công tắc điều khiển máy.

+) Trong quá trình thiết bị đang hoạt động tránh bảo dưỡng hoặc sửa chữa.

Những thông tin trên hy vọng đã có ích với quý vị trong quá trình vận hành thiết bị.

- Quý vị muốn giải đáp thêm các thông tin liên quan xin vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Máy và Thiết bị nâng HKD qua Hotline 0973 72 86 93 để nhận hỗ trợ kịp thời.

Bài viết liên quan
0973 72 8693
0973 72 8693